Thép là một hợp kim chứa sắt, cacbon và một số nguyên tố khác. Trên thế giới có hơn 3000 loại thép khác nhau. Hằng năm, để đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng của con người, các nhà nghiên cứu đã phát minh và sáng chế ra nhiều loại thép mới với các tính năng và đặc điểm vượt trội, có thể giải quyết được nhiều vấn đề mà các loại thép trước đó không đáp ứng được. Cùng với đó việc kiểm soát các nguyên tố thành phần trong thép là yêu cầu cần thiết.
Mỗi chủng loại thép có nhiều mác thép khác nhau. Các mác thép khác nhau về đặc điểm vật lý và hóa học do có sự điều chỉnh về thành phần và tỉ lệ nguyên vật liệu được thêm vào trong quá trình sản xuất. Các nhà sản xuất kiểm soát tỉ lệ tham gia của các nguyên tố này nhằm tạo ra các mác thép như ý muốn.
Các đặc điểm và tính chất kể trên được quyết định bởi các nguyên tố hóa học như cacbon, nitơ, niken, mangan, sắt, lưu huỳnh…
Cacbon (C): Cacbon có mặt trong thép giúp tăng khả năng chịu ăn mòn, tạo đặc tính cứng và bền cho thép.
Crôm (Cr) là thành phần quan trọng giúp thép có khả năng chống lại sự oxi hóa từ môi trường, thông thường thành phần crôm được điều chỉnh theo một tỉ lệ thích hợp trong hợp kim. Tỉ lệ Crôm có mặt trong thép từ 10.5% – 26%. Hàm lượng Crôm càng nhiều thì khả năng chống gỉ càng cao. Lớp Crôm được thêm vào giúp tạo ra một lớp màng bảo vệ trong suốt trên bề mặt thép mà mắt thường không nhìn thấy được. Lớp màng này không làm mất đi tính sáng bóng của thép.
Niken (Ni): Niken có mặt trong thép giúp thép bền và dẻo dai hơn.
Mangan (Mn): Mangan được thêm vào thép nhằm khử oxi hóa trong quá trình nấu chảy để ngăn ngừa hình thành các chất bẩn sunfua sắt làm cho thép bị nứt.
Silic (Si) và Đồng (Cu): được thêm vào một lượng nhỏ nhằm chống lại sự ăn mòn của axit sunfuric (H2SO4).
Nitơ (Ni): khi hàm lượng cacbon thấp sẽ giảm tính bền của thép, nitơ được thêm vào trong trường hợp này để tăng thêm độ bền cho thép.
Molypden (Mo): là chất phụ gia được thêm vào nhằm chống hiện tượng mòn lỗ chỗ bề mặt và mòn kẻ nứt.
Lưu huỳnh (S): lưu huỳnh được thêm vào giúp tăng hiệu suất gia công.
Do sự ảnh hưởng rất quan trọng đến tính chất và đặc điểm của sắt thép nên việc kiểm soát hàm lượng của các nguyên tố trên là vô cùng quan trọng.
Với hơn 140 năm kinh nghiệm tích lũy của Shimadzu – Nhật Bản về thiết bị Quang phổ phân tích thành phần, Shimadzu đã giới thiệu dòng máy phân tích quang phổ phát xạ từ trung đến cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu phân tích kiểm soát các nguyên tố trong sắt thép.
Dòng để bàn PDA-MF: gọn nhẹ với đầu thu CCD hiệu năng cao
Dòng PDA 5000/7000/8000: độ chính xác tuyệt vời với đầu thu PMT
Trong những năm qua, Máy phân tích quang phổ phát xạ của Shimadzu đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin tưởng lựa chọn, trong đó có các nhà máy chế biến và sản xuất các sản phẩm từ sắt, thép như: Công ty TNHH thép Kyoei Việt Nam, Honda Việt Nam, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên,…
Với những tính năng vượt trội của từng dòng máy, Máy quang phổ phát xạ Shimadzu sẽ mang đến hiệu quả trong việc kiểm soát các nguyên tố trong sản phẩm từ sắt, thép, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các các doanh nghiệp tại Việt Nam.